Đang tải...
Thứ Tư, 09/7/2025

TOẠ ĐÀM “THỜI TUỔI TRẺ CỦA CỐ LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ”

NHÂN KỶ NIỆM 115 NĂM NGÀY SINH CỦA CỐ LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ- NGUYÊN QUYỀN CHỦ TỊCH NƯỚC, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM ( 10/7/1910–10/7/2025. BUỔI TOẠ ĐÀM KHOA HỌC ĐẪ GHI LẠI NHỮNG DẤU ẤN SÂU SẮC..

     Sáng ngày 9/7/2025, Ban liên lạc cựu cán bộ đoàn Phía Nam phối hợp cùng Ban Chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến, Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục Miền Nam đã phối hợp tổ chức Toạ Đàm " THỜI TUỔI TRẺ CỦA LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ " nhân  kỷ niệm 115 năm ngày sinh của cố luật sư ( 10/7/1910--1/7/2025).
      Đến dự có các nhà nghiên cứu lịch sử, các giáo sư tiến sỹ, đại diện các cơ quan ban ngành, đoàn thể , các cựu cán bộ đoàn, các thầy giáo hiệu trưởng các trường mang tên luật sư và đại diện địa phương quê hương của luật sư xã Bến Lức-Long An và Long Mỹ-Hậu Giang.

    Chủ trì Toạ đàm Ts Lê Hồng Liêm và PGS Ts Huỳnh Thị Gấm, đã khơi mào giới thiệu ngắn gọn những nét nổi bật trong cuộc đời cách mạng sôi nổi, lòng yêu nước nồng nàn và dấn thân hy sinh ngay trong thời tuổi trẻ của Ls Nguyễn Hữu Thọ, Người đại điện cho lớp trí thức miền nam sớm tìm gặp chân lý con đường cách mạng do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp.

    PGS Ts Hà Minh Hồng nguyên trưởng khoa lịch sử Đại học KHXHNV đã đóng góp thêm những luận điểm mới của một số công trình nghiên cứu lịch sử về Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, quá trình đóng góp của Ls Nguyễn Hữu Thọ với với sự ra đời và tập hợp rộng rãi các tầng lớp kháng chiến-Nét chung của nhiều trí thức trẻ " Tây học" học giỏi nhưng đã giác ngộ cách mạng dưới ngọn cờ hiệu triệu của Hồ Chí Minh đã về nước , cống hiến suốt đời cho đọc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân..

    Nhiều ý kiến tham luận của các đc lão thành cách mạng như đc Trần Văn Mãnh ( Hai Văn) đã từng gặp và được sự chỉ đạo của Ls Nguyễn Hữu Thọ trong việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng VN , tổ chức lực lượng Thanh niên Xung phong GPMN từ những năm 1960-1965 là những ký ức rất đẹp rất đáng kính trọng vì những phẩm chất giản dị và tình yêu thương  của các đc tiền bối đối với cấp dưới của mình. 
    Luật sư Nguyễn Hữu Châu , con trai trưởng của cố Ls Nguyễn Hữu Thọ tham gia ý kiến, ông chỉ nói ngắn gọn, xúc động khi nhớ về người cha đi biền biệt 4000 ngày bị tù đày quản thúc ác nghiệt của thực dân Pháp, hòng tách ông ra khỏi phong trào cách mạng miền nam. Cả gia đình lao đao khốn khổ nhưng Ls Nguyễn Hữu Thọ vẫn không mềm lòng , không đầu hàng giặc. Đến ngày đất nước thống nhất ông giữ những chức vụ quan trọng nhưng vẫn luôn khiêm tốn, tận tuỵ trong công tác không hề vun vén gì riêng cho gia đình, ông rất ít nói về cá nhân mình- Cho dù ông là một trong những lãnh đạo Đảng tiền bối suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng được Đảng , Nhà nước trao tặng huân chương Sao vàng, được nhiều đc lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước ta tôn vinh , được đặt tên cho nhiều con đường, nhiều ngôi trường trên cả nước. Tại quê hương Bến Lức- Long An tỉnh uỷ, huyện uỷ đã xây dựng khu tưởng niệm, đền thờ Ls Nguyễn Hữu Thọ và nay được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Trường PTTH TenLơMan tại TP HCM cũng vinh dự tự hào là di tích lịch sử nổi tiếng với sự kiện ngày 19/3/1950 Ls Nguyễn Hữu Thọ đã kêu gọi nhân dân SG  đứng lên chống Pháp và can thiệp Mỹ vào miền nam, và cuộc biểu tình tuần hành lớn hàng chục ngàn quần chúng đã tham gia làm rúng động chính quyền lúc bấy giờ.

   Buổi toạ đàm còn điểm xuyết bằng các tiết mục văn nghệ, các cựu cán bộ đoàn mới sáng tác ca khúc , bài ca cổ nhớ về luật sư Nguyễn Hữu Thọ với tình cảm chân thành , thành kính nhớ về ông- Người trí thức yêu nước lỗi lạc của cách mạng miền nam.


Liên kết: